Co-loader Là Gì? Vai Trò Co-loader Trong Giao Nhận Hàng Hóa

Co-loader Là Gì? Vai Trò Co-loader Trong Giao Nhận Hàng Hóa

Nếu bạn đang làm trong ngành xuất nhập khẩu nói chung hoặc trong lĩnh vực logistics nói riêng thì chắc hẳn khái niệm về Co-loader đã không còn xa lạ đối với bạn. Vậy cụ thể về Coloader là gì? Vai trò và lợi của Co-loading trong giao nhận là gì?

Dịch Vụ Logistics 24h giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết dưới đây:

1. Co-loader Là Gì?

Được hiểu là người đem hàng của mình đi đóng ghép với người khác. Còn người nhận hàng của các Co-loader được gọi là Master Loader cao hơn Co-loader 1 bậc.

Co-loader có nhiệm vụ thu cước và cấp HB/L của mình cho khách hàng (Real Shipper). Đồng thời Co-loader sẽ phải trả cước và nhận Consol B/L từ Master Loader. Sau đó từ Hãng tàu, Master Loader sẽ trả cước và nhận Master B/L cho container consol. Việc đem hàng FCL đi đóng ghép với các hãng khác ngay cả các NVOCC hoặc các Hãng tàu (Carrier) cũng phải thực hiện.

Co-loader có thể đóng từng vai trò riêng lẻ như: Người bán lại cước hàng lẻ, Người gom hàng lẻ, Người gom hàng nguyên cont. Hoặc tùy theo tình huống kinh doanh và vị trí cụ thể của họ sẽ có vai trò kết hợp lại với nhau.

>>> Học Logistisc Ở Đâu Tốt? Học Logistics Ra Làm Gì?

Một số khái niệm liên quan khác

Nhắc đến Co-loader thì không thể không nhắc đến Co-loading. Vậy cụ thể Co-loading là gì?

Co-loading là việc 1 Forwarder (hoặc Consolidator) đem hàng lẻ (LCL) của mình đi đóng ghép với Master Consolidator hoặc hàng nguyên container (FCL) đi đóng ghép với NVOCC. Trong trường hợp này, FWD là người vận chuyển thứ cấp, không phải là đại lý của hãng tàu.

Co-loader là gì

Hàng consol là gì?

Trong hoạt động giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu, hàng consol hay còn được gọi với cái tên phổ biến là LCL (Less than Container Load) là hàng xếp thiếu, không đủ xếp đầy một container.

Như vậy, khi bạn xuất hoặc nhập khẩu hàng hóa, bạn sẽ gặp phải trường hợp hàng hóa không đủ để xếp đầy một container. Do đó, hàng của bạn cần phải ghép chung với một số lô hàng khác để đầy container.

Khi đó, công ty dịch vụ có nhiệm vụ phải kết hợp nhiều lô hàng lẻ (LCL shipments) lại với nhau, tiến hành sắp xếp, phân loại, làm chứng từ và đóng chung chúng vào container, sau đó thu xếp vận chuyển từ cảng xếp tới cảng đích. Nghiệp vụ đóng chung các lô hàng vào container như vậy người ta gọi là gom hàng, hay consolidation. Hàng LCL (còn gọi là hàng lẻ, hay hàng consol) có khái niệm trái ngược với với hàng FCL (Full Container Load), tức là hàng đủ xếp nguyên container, mà không cần ghép với lô hàng khác.

»»» Review Khóa Học Xuất Nhập Khẩu Tốt Nhất

2. Vai Trò Của Coloading Trong Giao Nhận Hàng Hóa

  • Giúp Forwarder không đủ hàng để tự mình mở Container Consol đi kịp chuyến đúng lịch tàu đã Booking với Khách hàng.
  • Khi lượng hàng ít và cần phải giữ uy tín với Khách hàng, nếu tự mở Container Consol sẽ lãng phí hoặc bị lỗ, Co-loading sẽ Forwarder tránh được điều này.
  • Giúp Forwarder có giá cước và dịch vụ tốt hơn, được tiền Refund cao hơn từ Master Consolidator.
  • Forwarder vẫn có thể nhận vận chuyển hệ.
  • Hàng hóa đến các điểm đích những nơi mà họ không có dịch vụ.

Ngoài ra còn nhiều vai trò khác nữa.

»»» Tham khảo: Diễn Đàn Logistics Lớn Nhất Việt Nam

3. Lợi Ích Của Co Loading

  • Tất cả các bên tham gia đều nhận được lợi ích từ Co-loading
  • Co-loader sẽ cung cấp cho khách hàng dịch vụ vận chuyển với lịch tàu và giá cước linh hoạt, có thể giảm lỗ hoặc tăng thêm lợi nhuận.
  • Master Loader có thể bán cước với giá cạnh tranh, tận dụng hết dung tích Container Consol
  • Hãng tàu sẽ nhận thêm container từ Chủ Container Consllol hoặc các NVOCC/ Hãng tàu khác. Và sau đó sẽ tận dụng hết các slot trên tàu.
  • Co-loading sẽ đem lại lợi ích cho khách hàng cụ thể: Chủ động trong ứng việc sắp xếp thời gian xuất hàng, đáp tốt với Người nhập khẩu lịch giao hàng đã ký. Đặc bit giúp khách hàng có được dịch vụ tốt và giá cước cạnh tranh.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến Co-loader mà Dịch Vụ Logistics 24h muốn chia sẻ đến cho các bạn. Mong rằng bài viết về Co-loading, co-loader sẽ giúp bạn có thêm thông tin về khái niệm co-loader hay co-loading cũng như vai trò, lợi ích của Co-loading trong giao nhận. Xem thêm: 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *