Cross Docking Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Cross Docking

Cross Docking Là Gì? Những Thông Tin Cần Biết Về Cross Docking

Theo thống kê những năm gần đây, mức chi phí ngành Logistics chiếm 25% – 30% GDP của cả nước, nằm ở mức khá cao so với thế giới. Điều này cho thấy hoạt động Logistics của Việt Nam chưa thực sự hiệu quả, vì vậy vấn đề cấp thiết các doanh nghiệp cần giải quyết hiện nay là làm sao cắt giảm chi phí Logistics.

Và một trong những biện pháp được áp dụng để thắt chặt chi phí hoạt động Logistics chính là Cross docking, đây là một nhân tố góp phần tận dụng chi phí logistics để sinh lời cho doanh nghiệp, góp phần giúp doanh nghiệp giảm các chi phí liên quan đến lưu kho hàng hóa.

Vậy cụ thể thì Cross Docking là gì và thực trạng ứng dụng ở Việt Nam như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Dịch vụ Logistics 24h

1. Cross Docking Là Gì?

Cross Docking là một kĩ thuật logistics nhằm mục đích loại bỏ chức năng lưu trữ và thu gom đơn hàng của một kho hàng nhưng vẫn cho phép thực hiện được các chức năng tiếp nhận và gửi hàng.

Trong bốn chức năng chính của hoạt động kho hàng là: Thu gom, tiếp nhận hàng, lưu trữ, gửi hàng thì hai chức năng lưu trữ và thu gom là tốn kém nhất do nó còn đi kèm với chi phí bảo quản, lưu trữ hàng hóa và chi phí lao động.

 

Với kỹ thuật Cross Docking, hàng được tiếp nhận sẽ không phải qua bước lưu trữ trung gian mà sẽ được chuyển trực tiếp từ các trailer đến sang các trailer đi để đến nơi cần gửi hàng. Hàng hóa chỉ mất tầm một ngày hoặc thậm chí là một giờ ở Cross Docking trước khi được chuyển đi.

Cross Dock được xem như một cơ sở điều phối thực hiện chức năng phân loại và tập hợp hàng hóa từ nhiều trailer đầu vào khác nhau sang những trailer đầu ra khác để di chuyển đến nơi tiêu thụ. Đó có thể là một cửa hàng bán lẻ, nhà máy sản xuất hoặc thậm chí một Cross Dock khác.

Trong Cross Docking, hàng hóa sẽ xuất phát từ nơi sản xuất theo trailer đến trung tâm điều phối. Tại đây, nhân viên sẽ phân loại hàng dựa theo đơn hàng của từng nơi nhận hàng sau đó hàng đã được xử lý và gom nhóm lại và được các trailer khác đưa đến nơi tiêu thụ.

2. Ví Dụ Về Cross Docking

Một nhà sản xuất Có thể dựa vào hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất – MRP để biết trước nhu cầu các bộ phận lắp ráp do đó sẽ không cần duy trì lượng hàng tồn kho.

Khi đó nhà sản xuất đó có thể thuê một nhà kho gần nhà máy của họ, và sử dụng nó làm nơi để chuẩn bị cho việc lắp ráp hay thu gom các thành phần cần thiết của từng bộ phận lại với nhau.

3. Có Bao Nhiêu Loại Cross Docking

Cross Docking là gì

Theo Napolitano (2000) Cross Docking được chia thành 5 loại sau:

– Manufacturing Cross Docking – Cross Docking sản xuất: Thu gom và hỗ trợ các nguồn cung đầu vào để hỗ trợ Just-in-time trong sản xuất.

– Distributor Cross Docking – Cross Docking nhà phân phối : Các sản phẩm đầu vào từ các nhà cung cấp khác nhau được thu gom vào một pallet sản phẩm hỗn hợp. Ngay khi thành phần cuối cùng được nhận, Pallet này sẽ được giao ngay cho khách hàng.

– Transportation Cross Docking – Cross Docking vận tải: Đây là hoạt động kết hợp các lô hàng từ một số nhà vận tải khác nhau ở dạng LTL hoặc theo gói nhỏ nhằm tận dụng lợi thế kinh tế về quy mô (Economies of scale).

– Retail Cross Docking – Cross Docking bán lẻ: Đây là hoạt động tiếp nhận các sản phẩm từ nhiều nhà cung cấp và phân loại chúng vào các xe tải sau đó đưa đến cho một số cửa hàng bán lẻ.

– Opportunistic Cross Docking – Cross Docking cơ hội: Mô hình này có thể sử dụng ở bất kỳ kho hàng nào, sản phẩm có thể được chuyển trực tiếp từ khu vực nhận hàng đến khu vực chuyển hàng nhằm đáp ứng một nhu cầu biết trước như đơn đặt hàng của khách hàng.

»»» Tham khảo: Diễn Đàn Logistics Lớn Nhất Việt Nam

4. Điều Kiện Để Thực Hiện Kỹ Thuật Cross Docking

Không phải với mọi nhu cầu nhà kho nào cũng phù hợp với quy trình cross docking do cần phải đưa ra quyết định sáng suốt, cân nhắc xem việc ghép nối chéo có làm tăng năng suất, chi phí và sự hài lòng của khách hàng đối với doanh nghiệp của bạn hay không trước khi đưa ra quyết định xây dựng quy trình.

Một sản phẩm là được xem phù hợp cho Cross Docking nếu nhu cầu của nó đáp ứng hai tiêu chí: biến động đủ thấp và khối lượng đủ lớn. Biến động thấp sẽ giúp cho cân đối giữa cung và cầu, nhu cầu sản phẩm phải đủ lớn để đảm bảo đủ lô hàng để giao thường xuyên, giảm được chi phí vận tải đầu vào khả năng lưu trữ của các kho

Một số loại sản phẩm phù hợp với Cross Docking có thể kể đến như sau:

  • Các mặt hàng dễ hư hỏng (thực phẩm tươi sống) đòi hỏi phải vận chuyển ngay lập tức.
  • Mặt hàng chất lượng cao không phải kiểm tra chất lượng trong quá trình nhận hàng.
  • Sản phẩm đã sẵn sàng bán cho khách hàng (sản phẩm đã được gắn thẻ barcode, RFID)
  • Các mặt hàng đang được tung ra thị trường và mặt hàng được quảng cáo.
  • Các loại sản phẩm bán lẻ chủ có một nhu cầu ổn định và biến động thấp.
  • Các đơn đặt hàng được chọn và đóng gói trước từ một nhà máy sản xuất hoặc kho hàng của khách hàng

5. Mô Hình Cross Docking Của Walmart

Kỹ thuật Cross Docking

Khởi đầu cho đổi mới chuỗi cung ứng của Walmart là việc công ty loại bỏ một vài mắt xích trong chuỗi. Vào những năm 1980, để cắt giảm chi phí và giúp quản lý chuỗi cung ứng mang lại hiệu quả cao hơn Walmart đã bắt đầu làm việc trực tiếp với các nhà sản xuất (Vendor Managed Inventory-VMI).

Họ triển khai cross-docking như một phần của sáng kiến ​​VMI. Thông qua hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung các nhà cung cấp chịu trách nhiệm quản lý trong chính các nhà kho của Walmart bằng cách theo dõi mức độ tồn kho trong kho. Điều này giúp họ bổ sung kịp thời mặt hàng sắp hết.

Nhờ VMI, hàng hóa từ các nhà cung cấp của Walmart sẽ được đưa trực tiếp đến các kho của Walmart, nơi chúng được đóng gói và phân phối ngay lập tức mà không cần lưu kho. Ví dụ Tại các trung tâm phân phối của Walmart các sản phẩm P&G sẽ được bốc dỡ trực tiếp từ xe tải lên phương tiện vận chuyển của Walmart rồi đi thẳng đến các cửa hàng.

Việc gần như loại bỏ việc lưu trữ hàng tồn kho đã giảm đáng kể chi phí bảo quản, lưu trữ hàng hóa, đặc biệt là những mặt hàng hạn sử dụng ngắn, dễ hỏng. Do mỗi kho phân phối cách bất kỳ cửa hàng Walmart nào trong vòng 130 dặm nên giảm thời gian vận chuyển dẫn đến giảm chi phí vận chuyển) và điều đó cũng giúp Walmart thương lượng biên giá tốt hơn với các nhà cung cấp.

Với quy mô logistics lên tới 75.000 người, với 7.800 lái xe, gần 7.000 xe tải, cùng với khoảng 114 trung tâm phân phối trải rộng khắp nước Mỹ đã tạo nền tảng phân phối hàng hóa lớn. Những đội xe tải chuyên dụng cho phép công ty vận chuyển hàng hóa từ những trung tâm phân phối đến cửa hàng chỉ trong hai ngày và bổ sung cho các kệ hàng trong cửa hàng 2 lần/tuần. Thời gian vận chuyển nhanh chóng giúp Walmart có thể đáp ứng kịp thời những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng.

Chiến lược này đã giảm đáng kể chi phí, cho phép công ty chuyển những khoản tiết kiệm đó cho khách hàng với mức giá cạnh tranh cao và trở thành một trong những nhà bán lẻ hàng đầu thế giới.

6. Lợi Ích Của Cross Docking

Cross Docking mang đến nhiều lợi ích trên nhiều khía cạnh như:

  • Kỹ thuật Cross Docking giúp giảm chi phí cho việc bảo quản, lưu trữ hàng hóa tại các kho hàng
  • Giúp giảm thiểu chi phí logistics nhờ loại bỏ được những công đoạn lưu trữ hàng trung gian.
  • Thúc đẩy quá trình lưu thông hàng nhanh chóng và duy trì được chất lượng sản phẩm đối với những mặt hàng có thời hạn sử dụng ngắn.
  • Cross Docking sẽ tối ưu hóa việc phân bổ ngân sách của doanh nghiệp trong hoạt động logistics, tránh tình trạng lãng phí thời gian và tải trọng của xe trong quá trình vận chuyển, tận dụng các phương tiện vận tải đối với các doanh nghiệp vận tải nhỏ, lẻ.

7. Nhược Điểm Của Cross Docking

Đối với doanh nghiệp vận tải chuyên chở hàng nhỏ hoặc nhà bán lẻ, do hàng được vận chuyển có quy mô nhỏ lẻ và không thể lấp đầy hoàn toàn tải trọng của trailer nên phần lớn các lô hàng họ nhận được từ nhà cung cấp đều thông qua dịch vụ vận tải không đầy xe (LTL – Less Than truckLoad)

Điều đó làm tăng số lượng phương tiện vận chuyển, giá xăng dầu, chi phí bảo dưỡng… dẫn đến chi phí vận tải đầu vào tăng đáng kể.

Chính vì thế, các doanh nghiệp cần phải tối ưu hóa việc phân bố ngân sách, tận dụng phương tiện vận tải trong hoạt động Cross docking để hạn chế tình trạng lãng phí thời gian và trọng tải trong quá trình vận chuyển.

8. Thực Trạng Cross Docking Tại Việt Nam

Đầu tiên ta cần biết vài nét về hiện trạng công ty lớn trên thế giới, cross docking được triển khai đa dạng cho nhiều loại ngành nghề sản xuất, thương mại, phân phối quy mô từ nguồn đền các nhà bán lẻ.

Còn tại Việt Nam, vì sự hạn chế về mạng lưới toàn cầu nên tính chất doanh nghiệp và các đặc thù ngành kinh doanh có phần khác biệt. Chủ yếu các doanh nghiệp logistics tại Việt Nam chỉ đang hoạt động trong nội địa và một vài nước lân cận trong khu vực.

Quy mô tại Việt nam chỉ đủ đáp ứng được các công đoạn cho doanh nghiệp quốc tế. Ở Việt Nam có đến 70% công ty logistics đa quốc gia đang hoạt động. dịch vụ kho bãi của các công ty trong nước cung cấp chỉ dừng lại ở kho hàng truyền thống (để hàng hóa). Mô hình kho Cross docking ở Việt Nam vẫn còn hạn chế, chưa phổ biến.

Với những thông tin Dịch vụ Logistics 24h cung cấp trên hy vọng sẽ giúp ích cho bạn. Các doanh nghiệp cần phải căn cứ vào tình hình thực tế để đề ra các giải pháp phù hợp, giảm thiểu tình trạng lãng phí trước khi áp dụng kỹ thuật này.

Tham khảo thêm các bài viết: 

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *