Hướng dẫn tính cước vận tải quốc tế

Hướng dẫn tính cước vận tải quốc tế

Tính cước vận tải, trọng lượng của lô hàng là yêu cầu bắt buộc đối với một người trong ngành xuất nhập khẩu. Mỗi phương tiện vận tải (như tàu container, xe tải, máy bay) đều có thể tích bị giới hạn, giới hạn về số lượng hàng chuyên chở (volume constraint). Ngoài ra còn có những hạn chế về trọng lượng cho tất cả các loại phương tiện giao thông khác (weight constraint). Theo dõi bài viết hướng dẫn tính cước vận tải quốc tế của Dịch vụ Logistics dưới đây

Trước khi đi vào hướng dẫn tính cước vận tải quốc tế, chúng ta cần hiểu rõ những khái niệm như:

Vận tải quốc tế là gì?

Vận tải quốc tế hiện nay là một phần không thể thiếu đối với các công ty, xí nghiệp. Ngay cả những người kinh doanh nhỏ lẻ đều có mối quan hệ làm ăn hoặc giao dịch với thị trường trong khu vực hoặc toàn cầu. Và đây chính là tiền đề tạo ra sự ra đời của vận tải quốc tế.

Ngoài ra, vận tải quốc tế cũng chính là một phần không thể tách rời. Và nắm vai trò vô cùng quan trọng của quá trình lưu thông hàng hóa. Nhằm đưa hàng hóa từ nhà sản xuất đến với người tiêu dùng và từ thị trường này qua thị trường khác. học kế toán thuế tại đà nẵng

Trong khái niệm về vận tải quốc tế sẽ không thể nào không nhắc đến khái niệm của dịch vụ giao nhận quốc tế. Giao nhận quốc tế là hình thức vận chuyển hàng hóa theo các tuyến quốc tế bằng các hình thức vận tải khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay giao nhận quốc tế chủ yếu được thực hiện bằng hình thức vận tải đường biển và đường hàng không.

Cước vận tải quốc tế là gì?

Cước vận chuyển quốc tế là chi phí mà khách hàng phải trả cho công ty thực hiện dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế. Đối với cước vận tải quốc tế có thể thanh toán bằng hình thức trả trước hoặc trả sau đều được.

Đối với các trường hợp cụ thể sau sẽ được áp dụng thuế suất 0% trong vận chuyển quốc tế:

Có hợp đồng vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hóa,… Giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển. Theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc ngược lại với các hình thức vận chuyển theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng.

Hướng dẫn tính cước vận tải quốc tế

1. Phí CBM và Chargeable weight dùng trong tính toán chi phí vận tải

Trong vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu. Thể tích Volume của lô hàng là đại lượng thường xuyên được sử dụng để tính toán việc bốc xếp hàng và tính toán các chi phí vận tải. Đơn vị tính: Mét khối – CBM (Cubic Meter)

Công thức tính:

Thể tích Volume: CBM = (Dài x rộng x cao) x (số lượng)

Trong tính toán chi phí vận tải hàng hóa, nếu chỉ sử dụng Trọng lượng thực tế (AW) để tính cước. Thì không phù hợp đối với những mặt hàng có khối lượng lớn, cồng kềnh. Do đó, cần được quy đổi từ kích thước thành trọng lượng tương đương đối với hàng hóa để tính cước một cách chính xác.

Căn cứ theo khái niệm liên quan đến Trọng lượng thể tích (VW) để áp dụng trong công thức quy đổi trong vận tải hàng không như sau: học xuất nhập khẩu online

Công thức tính:

Volume weight (VW) = Volume (CBM) : 6000

Sau khi tính ra Trọng lượng thể tích VW, hãng vận tải sẽ tiến hành so sánh VW với trọng lượng thực tế của lô hàng. Căn cứ vào hai giá trị trọng lượng trên, đại lượng nào có giá trị lớn hơn. Thì sẽ lấy đại lượng đó làm Trọng lượng tính cước – CW (Chargeable Weight)

Trong một số trường hợp, các hãng tàu sẽ căn cứ vào phương thức vận chuyển hàng hóa như vận chuyển hàng không, đường biển, hàng FCL để áp dụng tính cước theo đại lượng nào.

2. Freight – Tính cước vận tải

a. Đi hàng không và chuyển phát nhanh

Đơn giá được tính cho mỗi đơn bị trong lựng tính cước (vd: 10 USD/Kg). Các hãng vận sẽ công bố bảng giá cước theo từng khoảng trọng lượng hàng và tính cước theo công thức.

Freight = Rate x Chargeable Weight (CW)

b. Đi biển, hàng lẻ LCL

Đơn giá được tính cho mỗi đơn vị thể tích của lô hàng (vd: 10 USD/CBM). Trong đó, hãng vận tải cũng quy định mức cước tối thiểu. Vd: Tối thiểu 01 CBM nghĩa là lô hàng có thể tích nhỏ hơn 01 CBM vẫn phải chịu cước phí 10 USD) khóa học hành chính nhân sự

Công thức tính cước hàng lẻ:

Freight = Rate x CBM

c. Đi biển, hãng nguyên FCL

Đơn giá được tính cho mỗi đơn vị container. 80 USD/ 20DC tức là phải dùng 80 USD để vận tải 1 container 20ft loại thường.

Công thức tính cước hàng nguyên:

Freight = Rate x Số lượng container

3. Charge – Tính phụ phí vận tải quốc tế

Các loại phụ phí tính theo chuyến (USD/chuyến) như: Phí D/O, phí B/L, Phí handing…

Các loại phụ phí được tính theo CBM (đối với hàng lẻ). Theo cont ( đối với hàng nguyên). Theo kgs (đối với hàng không) như: Phí THC, phí CFS, phí EBS …

Hướng dẫn tính cước vận tải quốc tế

Tính trọng lượng khi tính cước vận tải quốc tế

1. Hướng dẫn tính trọng lượng tính cước vận tải (chargeable weight) các lô hàng Air

Để xác định trọng lượng tính cước trong lô hàng air, bạn phải tính trọng lượng thể tích. Các bước tính cả trọng lượng thể tích và trọng lượng tính cước vận tải lô hàng Air:

Giả sử bạn muốn vận chuyển một lô hàng bao gồm 10 kiện hàng:

  • Kích thước mỗi kiện: 100cm x 90cm x 80cm
  • Trọng lượng mỗi kiện hàng: 100kg/trọng lượng toàn bộ lô hàng.

Bước 1: Tính trọng lượng tổng (gross weight) của hàng hóa:

Để so sánh với trọng lượng thể tích tính toán, bạn phải biết trọng lượng tổng của hàng. Tổng trọng lượng của lô này là 1000kgs.

Bước 2: Tính thể tích hàng hoá:

Để tính được trọng lượng thể tích, bạn nên tính thể tích hàng hoá bằng mét khối.

  • Kích thước của một gói theo cm ⇒ 100cm x 90cm x 80 cm
  • Kích thước của một gói theo mét ⇒ 1m x 0,9m x 0,8m
  • Thể tích của một gói = 1m x 0,9m x 0,8m = 0,72 cbm (m3)
  • Tổng lượng hàng hóa = 10 x 0,72 cbm = 7,2 cbm

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của hàng hoá:

Thể tích hàng hóa (x) Hằng số trọng lượng thể tích. Hằng số quy ước trọng lượng thể tích:

Air shipment volumetric weight constant = 167 kgs/cbm

Trọng lượng thể tích (Volumetric weight) = Tổng thể tích của hàng hóa x hằng số trọng lượng thể tích
Volumetric Weight = 7,2 cbm x 167 kgs/ cbm = 1202,4 kgs

Bước 4: Tính toán trọng lượng tính cước vận tải của lô hàng:
Bạn nên so sánh trọng lượng tổng của hàng với trọng lượng thể tích của hàng hoá. Sau đó chọn giá trị lớn hơn.

Đây sẽ là trọng lượng tính cước đối với chuyến hàng air đã cho.

  • Trọng lượng tổng của lô hàng là 1000 kgs.
  • Trọng lượng thể tích > trọng lượng tổng thực tế, nên trọng lượng thể tích là trọng lượng tính cước 1202,4 kg.

2. Làm thế nào tính trọng lượng tính cước vận tải hàng sea?
Bạn phải làm theo các bước tương tự khi tính toán trọng lượng tính cước vận tải các lô hàng đường biển. Với chỉ một ngoại lệ: hằng số trọng lượng tính cước của hàng sea khác với hàng air.

Bạn nên lấy hằng số trọng lượng tính cước (volumetric weight constant) bằng 1000 kgs/m3. Khi tính toán trọng lượng tính cước trong hàng biển.

Quá trình tính toán cả trọng lượng thể tích và trọng lượng tính cước vận tải lô hàng sea:

Giả sử rằng chúng ta muốn vận chuyển một lô hàng bao gồm 10 kiện với các thông số như sau:
Kích thước của mỗi kiện: 120cm x 100cm x 150cm
Trọng lượng của mỗi kiện: 800kgs / trọng lượng tổng 1 kiện

Bước 1: Tính toán trọng lượng tổng của hàng hoá:
Ví dụ: Tổng trọng lượng của lô hàng là 8000 kg.

Bước 2: Tính thể tích hàng hoá:

  • Kích thước 1 gói = 1,2m x 1m x 1,5m
  • Thể tích 1 kiện hàng = 1,2m x 1m x 1,5m = 1,8 cbm (mét khối)
  • Tổng thể tích hàng hóa = 10 x 1,8 cbm = 18 cbm

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng:

  • Sea shipment volumetric weight constant = 1000 kgs / cbm
  • Volumetric Weight= 18 cbm x 1000 kgs/ cbm = 18000 kgs

Bước 4: Tính toán trọng lượng tính cước của hàng hóa:

So sánh tổng trọng lượng tổng của hàng với trọng lượng thể tích của hàng hoá, chọn cái lớn hơn. Đây sẽ là trọng lượng tính cước cho lô hàng đang lấy ví dụ:

  • Tổng trọng lượng của lô hàng 8000 kg.
  • Trọng lượng thể tích của lô hàng 18000 kg.
  • Trọng lượng thể tích lớn hơn trọng lượng thực tế nên chọn trọng lượng thể tích 18000 kgs làm trọng lượng tính cước.

3. Làm thế nào để tính trọng lượng tính cước vận tải đường bộ (road shipments)
Khác đường air và đường sea ở hằng số trọng lượng thể tích là 333 kgs /m3. Ví dụ với lô hàng đường bộ gồm 10 kiện có thông số như sau:

  • Kích thước các kiện: 120cm x 100cm x 180cm
  • Trọng lượng mỗi kiện: 960kgs/gross weight
  • Tổng trọng lượng: 9,600 kgs
  • Tính trọng lượng thể tích (volumetric weight) của lô hàng:
  • Kích thước các kiện bằng cm => 120cm x 100cm x 180cm
  • Kích thước các kiện bằng mét => 1,2m x 1m x 1,8m
  • Thể tích của 1 kiện = 1,2m x 1m x 1,8m = 2,16 cbm (cubic metre)
  • Tổng thể tích của lô hàng = 10 x 2,16 cbm = 21,6 cbm
  • Road shipment volumetric weight constant = 333 kgs / cbm
  • Volumetric Weight= 21,6 cbm x 333 kgs/ cbm = 7192,8 kgs

Vậy trọng lượng tổng (gross weight) lớn hơn trọng lượng thể tích (volumetric weight). Lấy trọng lượng tổng (gross weight) của lô hàng là 9.600 kgs là trọng lượng tính cước của lô hàng.

Xem thêm: Những lý do nên thuê dịch vụ Logistics

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *