Kho bảo thuế là loại hình kho phổ biến trong lĩnh vực logistics. Tuy nhiên, không phải công ty nào muốn xây dựng kho bảo thuế cũng được vì để xây dựng loại kho này cần đáp ứng nhiều yêu cầu đặc biệt.
Vậy khái niệm kho bảo thuế là gì? Đặc điểm của nhà kho này là gì? Hãy tham khảo trong bài viết dưới đây.
1. Kho bảo thuế là gì? Hàng hóa kho bảo thuế là gì?
Kho bảo thuế (Tax-suspension warehouses) là một khái niệm được nêu rõ trong các văn bản pháp luật.
Trong đó, Khoản 9 Điều 4 Luật Hải quan 2014 có quy định: “Kho bảo thuế là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa được nộp thuế sản xuất hàng hóa.”
2. Chức năng của kho bảo thuế
Kho bảo thuế là kho do doanh nghiệp xuất khẩu số lượng lớn hoặc doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu tự xây dựng. Tuy nhiên, để xây dựng nhà kho bảo thuế thì cần phải được cấp phép, không thể làm tùy tiện và sẽ tốn kém rất nhiều chi phí.
Vì vậy, kho bảo thuế có chức năng chuyên dùng để chứa các loại nguyên, vật liệu khác nhau (chưa được nộp thuế) để đáp ứng nhu cầu sản xuất hàng hóa của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp xuất khẩu này chủ yếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Điều cần phải lưu ý là hoạt động của kho bảo phải chịu sự giám sát của hải quan và tuân thủ các quy định của pháp luật.
3. Mục đích xây dựng kho bảo thuế
Mục đích xây dựng kho bảo thuế để thuận tiện phục vụ cho việc sản xuất các loại hàng hóa xuất nhập khẩu. Hàng hóa được lưu trong kho này đa dạng về mẫu mã, chủng loại.
4. Lợi ích của kho bảo thuế
- Thuận tiện cho các doanh nghiệp cần nhập khẩu số lượng lớn nguyên liệu theo loại hình sản xuất xuất khẩu, vì họ không cần phải nộp thuế ngay.
- Kho bảo thuế có thể do chủ doanh nghiệp xây dựng.
- Một lượng lớn nguyên vật liệu có thể được lưu trữ để đảm bảo tính liên tục của dây chuyền sản xuất.
5. Những quy định về kho bảo thuế
- Trường hợp doanh nghiệp lấy nguyên liệu từ kho bảo thuế để sản xuất thì phải thông báo cho cơ quan hải quan quản lý kho.
- Hàng hoá, nguyên liệu, vật tư nhập kho bảo thuế không được tiêu thụ trong thị trường nội địa và chỉ được sử dụng để phục vụ hoạt động sản xuất hàng xuất khẩu. Nếu được Bộ Thương mại cho phép thì mới được đưa ra tiêu thụ nhưng phải nộp thuế nhập khẩu theo quy định của pháp luật.
- Các doanh nghiệp hiện có kho hàng bảo thuế sẽ phải gửi thường xuyên báo cáo hải quan bằng văn bản tình hình xuất nhập kho và tình trạng hàng hoá trong kho. Kỳ báo cáo là 3 tháng một lần.
- Chủ kho phải được trang bị đầy đủ phương tiện, thiết bị điện tử và được nối mạng với cơ quan hải quan. Ngoài ra, cũng cần thực hiện chế độ kế toán, thống kê và báo cáo một cách thường xuyên để phục vụ các hoạt động quản lý của cơ quan hải quan.
6. Phân biệt kho ngoại quan và kho bảo thuế
Các loại kho | Kho bảo thuế | Kho ngoại quan | Kho CFS |
Định nghĩa | Kho bảo thuế là kho dùng để chứa nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu đã được thông quan nhưng chưa được nộp thuế sản xuất hàng hóa. | Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi tách biệt với các khu vực xung quanh để tạm giữ, bảo quản hoặc thực hiện nhiều dịch vụ đối với hàng hóa từ nước ngoài, hàng hóa từ trong nước vào kho.
Hợp đồng thuê kho ngoại quan do chủ kho ngoại quan và chủ hàng ký. |
Kho CFS là hệ thống kho bãi sử dụng với mục đích thu gom hoặc chia tách hàng lẻ. |
Các dịch vụ được thực hiện | – Hàng hoá trong kho chỉ được sử dụng để phục vụ hoạt động sản xuất hàng hoá xuất khẩu cho chủ kho.
– Nguyên liệu, vật liệu nhập kho bảo thuế phải thực hiện theo dõi, thống kê đầy đủ hàng hóa theo quy định của Luật Quản lý thống kê hàng hóa nhập khẩu. |
– Thu gom, chia tách, đóng gói hàng hóa.
– Bảo quản và bảo dưỡng hàng hóa. – Quản lý qua việc lấy mẫu hàng hóa. – Chuyển quyền sở hữu hàng hóa. – Các kho chứa hóa chất và xăng dầu có thể được pha trộn hoặc sửa đổi nếu chúng đáp ứng các yêu cầu quản lý hải quan quốc gia và các yêu cầu quản lý đặc biệt của quốc gia có liên quan. |
– Đóng gói, phân loại hàng hóa chờ xuất khẩu.
– Hàng quá cảnh, trung chuyển được đưa đến điểm tập kết hàng lẻ tại cảng để tách, đóng chung container xuất khẩu hoặc gộp chung với hàng xuất khẩu. – Phân loại hàng hóa nhập khẩu để làm thủ tục nhập khẩu hoặc gộp chung với hàng hóa xuất khẩu khác để xuất khẩu sang nước thứ ba. – Chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa trong thời hạn lưu giữ. |
Bài viết trên đây, Dịch vụ logistics 24h đã cung cấp các thông tin chi tiết về khái niệm kho bảo thuế, mục đích, chức năng cũng như so sánh điểm khác biệt giữa kho bảo thuế với các loại kho khác trong hoạt động logistics.
Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về các vấn đề liên quan tới loại hình kho bãi đặc biệt này.
Xem thêm:
- Quy trình xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển
- Hàng Tồn Kho Là Gì? Quy Trình Quản Lý Hàng Tồn Kho
- Kho Ngoại Quan Là Gì? Đặc Điểm Của Kho Ngoại Quan
- DEM là gì? DET là gì? Cách Tính Phí DEM/DET