Kho Ngoại Quan Là Gì? Đặc Điểm Của Kho Ngoại Quan

Kho Ngoại Quan Là Gì? Đặc Điểm Của Kho Ngoại Quan

Khái niệm “kho ngoại quan” được nhắc đến khá nhiều đối với những hàng hóa được lưu kho trong vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết về khái niệm kho ngoại quan này và nhiều người còn khá mơ hồ về tên gọi này nhất là những người mới vào nghề và những người không làm trong nghề xuất nhập khẩu này.

Vậy thì hãy cùng Dịch Vụ Logistics 24h tìm hiểu những thông tin đầy đủ nhất về kho ngoại quan là gì qua bài viết dưới đây.

1. Kho Ngoại Quan Là Gì? Kho Ngoại Quan Để Làm Gì?

Theo dịch vụ giao hàng, Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được xây dựng trên phần lãnh thổ của Việt Nam, được ngăn cách với các khu vực xung quanh để bảo quản, tạm lưu giữ hay tiến hành một số dịch vụ đối với hàng hóa được nhập vào từ nước ngoài, hoặc từ trong nước vào kho theo hợp đồng thuê kho ngoại quan đã được ký kết bởi chủ kho ngoại quan và chủ hàng.

Theo Luật Hải quan năm 2014 được quy định tại Khoản 10, Điều 4 Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi dùng để lưu trữ những hàng hóa đã làm thủ tục hải quan và được gửi ở đây để chờ xuất khẩu; hàng hóa từ nước ngoài được đưa vào đây để chờ xuất khẩu ra nước ngoài hoặc nhập khẩu vào Việt Nam.

Các dịch vụ thực hiện trong kho ngoại quan

  • Gia cố hàng hóa, đóng gói bao bì sản phẩm; chia gói; phân loại phẩm cấp hàng hóa, đóng ghép hàng hóa; bảo dưỡng hàng hóa.
  • Lấy mẫu hàng hóa để phục vụ công tác quản lý hoặc làm thủ tục hải quan.
  • Chuyển quyền sở hữu về hàng hóa.
  • Đặc biệt đối với các kho ngoại quan chuyên dùng để chứa các hóa chất, xăng dầu, nếu đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hải quan và yêu cầu quản lý nhà nước chuyên ngành có liên quan thì có thể được phép pha chế, chuyển đổi chủng loại hàng hóa

»»» Lộ Trình Học Xuất Nhập Khẩu Cho Người Mới Bắt Đầu

2. Đặc Điểm Của Kho Ngoại Quan

Đặc điểm kho ngoại quan

Thời hạn thuê kho: Không quá 12 tháng kể từ ngày đưa hàng vào kho, nếu có lý do chính đáng có thể được cục trưởng cục Hải quan gia hạn 1 lần nữa nhưng thời hạn vẫn sẽ không quá 12 tháng.

Hoạt động diễn ra trong kho: Chuyển quyền chủ sở hữu hàng hóa, gia cố kiện hàng, đóng gói, phân loại hàng hóa, bảo dưỡng hàng hóa, lấy mẫu hàng hóa để làm thủ tục ngoại quan

Thủ tục hải quan:

Bao gồm các thủ tục như:

  • Thủ tục hải quan với hàng hóa nhập từ nước ngoài vào kho ngoại quan
  • Thủ tục hải quan đối với hàng hóa từ kho ngoại quan để xuất ra nước ngoài
  • Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất từ kho ngoại quan đến những kho ngoại quan khác
  • Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất kho ngoại quan để nhập vào kho nội địa – khu vực phi thuế quan
  • Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa từ khu phi thuế quan hoặc khu nội địa để nhập vào kho ngoại quan.

Đặc điểm của kho ngoại quan

3. Ưu Và Nhược Điểm Của Kho Ngoại Quan

Ưu điểm của kho ngoại quan:

  • Hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu từ nước ngoài vào chờ để đưa vào thị trường trong nước; chưa nộp thuế nhập khẩu;
  • Doanh nghiệp làm dịch vụ kho ngoại quan dễ sắp xếp hàng hóa một cách khoa học nhờ đó giảm được chi phí và thời gian; doanh nghiệp gửi hàng của mình tại kho ngoại quan cũng dễ theo dõi tình trạng hàng hóa của mình đang gửi tại kho.

Nhược điểm:

  • Chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền phải làm thủ tục nhập kho ngoại quan tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan cho hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ nội địa, từ khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan,.
  • Phải kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan cho hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa hoặc các khu phi thuế quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền.
  • Phải làm thủ tục hải quan cho hàng hóa vận chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan; hàng hóa từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất; hàng hóa từ nội địa vận chuyển vào kho ngoại quan và ngược lại như đối với hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát của hải quan, trừ trường hợp hàng hóa đã được làm thủ tục xuất khẩu từ nội địa hoặc hàng hóa khi làm thủ tục nhập khẩu vào nội địa đã mở tờ khai vận chuyển kết hợp.

»» Học Logistisc Ở Đâu Tốt? Học Logistics Ra Làm Gì?

4. Quy Định Về Kho Ngoại Quan

4.1. Thuê kho ngoại quan

Đối tượng được phép thuê kho ngoại quan là:

  • Các cá nhân, tổ chức Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế;
  • Các cá nhân, tổ chức nước ngoài.

4.2. Hợp đồng thuê kho ngoại quan:

  • Hợp đồng thuê kho ngoại quan là thỏa thuận của chủ kho ngoại quan và chủ hàng theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp chủ hàng vừa là chủ kho ngoại quan;
  • Thời hạn hiệu lực và thời hạn thuê kho ngoại quan sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận trên hợp đồng thuê kho ngoại quan của chủ hàng và chủ kho ngoại quan, nhưng nó không quá thời hạn hàng hóa được gửi kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan;
  • Nếu quá thời hạn thuê kho ngoại quan theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 Luật Hải quan mà chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyền không đưa hàng hóa ra khỏi kho ngoại quan hoặc trong thời hạn thuê kho ngoại quan nhưng chủ hàng hóa hoặc người được chủ hàng hóa ủy quyền có văn bản đề nghị thanh lý thì Cục Hải quan sẽ tổ chức thanh lý hàng hóa gửi kho ngoại quan theo quy định của pháp luật.

4.4. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan

  • Phải làm thủ tục nhập kho ngoại quan tại Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan đối với hàng hóa từ nước ngoài hoặc từ nội địa, từ khu phi thuế quan đưa vào kho ngoại quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền.
  • Phải kê khai thông tin hàng hóa xuất kho ngoại quan với Chi cục Hải quan quản lý kho ngoại quan đối với hàng hóa từ kho ngoại quan đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào nội địa hoặc các khu phi thuế quan, chủ hàng hoặc người được chủ hàng ủy quyền. Trường hợp nhập khẩu vào thị trường Việt Nam thì phải làm thủ tục hải quan, thời điểm nhập khẩu thực tế hàng hóa là thời điểm cơ quan hải quan xác nhận hàng hóa đã được đưa ra khỏi kho ngoại quan.
  • Hàng hóa gửi kho ngoại quan thuộc trường hợp buộc phải tái xuất theo quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì sẽ không được phép nhập khẩu lại thị trường Việt Nam.
  • Hàng hóa chuyển từ cửa khẩu nhập đến kho ngoại quan; hàng hóa từ kho ngoại quan đến cửa khẩu xuất; hàng hóa từ nội địa vận chuyển vào kho ngoại quan và ngược lại phải được làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa vận chuyển đang chịu sự giám sát hải quan, trừ trường hợp hàng hóa đã được làm thủ tục xuất khẩu trong nội địa hoặc thủ tục nhập khẩu vào nội địa đã mở tờ khai vận chuyển kết hợp.

5. Các Kho Ngoại Quan Ở Việt Nam

Danh sách một số kho ngoại quan của các công ty Việt Nam sau đây:

  • Cty CP World Wide Trade and Express 41
  • Công ty TNHH Dịch vụ hàng hóa Tân Sơn Nhất (TCS)
  • Công ty CP Kho vận Tân Cảng
  • Công ty CP TMDV XNK Đông Tây
  • Công ty TNHH Thương mại Trans Pacific Partners
  • Công ty TNHH MTV Cảng Bến Nghé
  • Công ty Liên Doanh Bông Sen
  • Công ty CP Cảng Sài Gòn – Cảng Tân Thuận
  • Công ty CP Transimex Sài Gòn 10 Công ty TNHH MTV Cảng ICD Tây Nam
  • Công ty CP Xây dựng Thương Mại Dịch vụ Cảng Sài gòn (SPTS)

6. Phân Biệt Kho Ngoại Quan Và Kho Bảo Thuế

So sánh Kho ngoại quan Kho bảo thuế
Khái niệm Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi dùng để lưu trữ các hàng hóa đã được làm thủ tục hải quan, được đưa vào để chuẩn bị cho xuất khẩu, hoặc các hàng hóa nước ngoài được đưa vào Việt Nam hoặc quá cảnh tại Việt Nam để chờ xuất sang nước thứ ba. Kho bảo thuế là kho dùng để chứa các nguyên vật liệu đã thông quan (nhưng chưa  được nộp thuế) để phục vụ các hoạt động sản xuất.
Loại hàng hóa lưu trữ – Hàng nhập khẩu đang chờ hoàn thành  thủ tục để đưa vào thị trường Việt Nam.

– Hàng quá cảnh Việt Nam để chuẩn bị xuất khẩu sang nước thứ ba.

– Hàng hóa  đã hoàn thành các thủ tục hải quan và chuẩn bị xuất khẩu.

– Hàng hóa buộc phải tái xuất.

– Đa dạng các loại nguyên vật liệu nhằm phục vụ cho hoạt động sản xuất của kho bảo thuế.

– Các hàng hóa đã được thông quan nhưng chưa được nộp thuế.

Thời hạn thuê kho Không quá 12 tháng kể từ ngày hàng được đưa vào kho.  Không quá 12 tháng kể từ ngày đưa nguyên liệu liệu, vật tư vào kho. 
Các dịch vụ, hoạt động được thực hiện trong kho – Gia cố kiện hàng, đóng ghép,đóng  gói bao bì sản phẩm, phân loại hàng hóa, chia gói…

– Chuyển quyền sở hữu hàng hóa.

– Lấy mẫu hàng hóa để làm thủ tục hải quan hoặc quản lý.

– Trường hợp hàng hóa là hóa chất, xăng dầu,… có thể thực hiện hoạt động pha chế hoặc chuyển đổi chủng loại hàng nếu đáp ứng đầy đủ yêu cầu.

– Nguyên vật liệu nhập vào kho bảo thuế chỉ phục vụ cho sản xuất hàng hóa xuất khẩu của chính công ty đó.

– Việc quản lý theo dõi số liệu và tình trạng nguyên vật liệu trong kho bảo thuế phải tuân thủ các quy định của luật kế toán, thống kê.

Xem thêm:

Trên đây là toàn bộ những thông tin đầy đủ về kho ngoại quan mà mình muốn chia sẻ đến cho các bạn. Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong công việc cũng như trong học tập.

Ngoài ra, Để nắm rõ hơn các Nghiệp vụ xuất nhập khẩu, bạn có thể tham gia các khóa học xuất nhập khẩu online và offline để được những chuyên gia xuất nhập khẩu có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề chia sẻ kiến thức làm nghề

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *